Thiết kế sân vườn theo nguyên tắc Tứ Linh. Bố cục này thực chất dựa vào mô hình cảnh quan lý tưởng nhằm tạo ra môi trường mà trong đó nhà được che chở bốn bề, khí vào nhà luôn được điều tiết và thanh lọc thông qua mô hình:
Tiền án (Chu tước) – Hậu chẫm (Hắc quy), Tả Thanh long – Hữu Bạch hổ.
Cụ thể áp dụng nguyên tắc này như sau: người đứng trước cửa nhà, trước mặt là hướng “tiền”, sau lưng là “hậu”, bên tay trái là “tả”, tay phải là “hữu”.
Việc bố trí vật ở 4 hướng phải đạt yêu cầu sau:
– Tiền: ở khu này cảnh quan phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên.
– Tả: Cần thêm đá và cây cỏ um tùm hay đồi thấp Bố trí vật ở bên tả làm sao để cao hơn “Thanh long” trấn được “Bạch hổ”.
– Hữu (Bạch hổ) nên bố trí bằng phẳng để hàng phục tiềm năng bất kham của mãnh hổ.
– Hậu: Cần vật liệu kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre.
Xem thêm:
Ngoài ra có thể dùng la bàn để xác định hướng:
Bắc bố trí vật tương ứng với “hậu”. Hướng Đông tương ứng “tả”. Hướng Tây là “hữu”. Hướng Nam là “tiền”.

Các hướng của sân vườn có thế thi công sân vườn theo được:
Sân vườn hướng nam: Ánh sáng mặt trời tràn trề, khiến lòng người khoáng đạt, lại có thể làm nơi tắm nắng. Có điều nhìn về mặt cảnh quan, chưa chắc đã là một hướng tốt. Cây cối, hoa lá được tắm dưới ánh mặt trời tuy rất đẹp, nhưng ánh nắng tốt nhất là chiếu xạ từ phía sau tới mới tốt nhất.
Sân vườn hướng bắc. Trừ phi quá gần nhà ở, còn nói chung không ảnh hưởng tới căn phòng. Bởi vậy, có thể ngắm cảnh sân vườn xanh rờn mượt mà tươi đẹp. Còn như nếu sân vườn không phải do chuyên gia cao tay thiết kế nên, thì cần phải xem xét lấy vị trí của cây cối làm chủ thể, và phối hợp với các khoảng đất trống. Như vậy mới không tạo nên sự so le quá lớn về cảnh quan.
Sân giữa nhà là sân nằm lọt thỏm giữa các toà nhà chung quanh. Nói chung hình thức giếng trời là không tốt, trừ phi toà nhà là cực lớn sân giữa về mặt vệ sinh là không tốt, bởi không khí có khí áp không đồng đều, ngay tại sân giữa này sẽ sản sinh ra hiện tượng vi thường vô cùng nhỏ, và hơn nữa không phối với khí hậu bên trong nhà, nếu như có hồ ao, cây to, thì sự khác biệt đó lại càng lớn. Bởi vậy mà ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Không những không khí có vấn đề đó là sân giữa phát ra thổ khí (hơi đất) dị thường cũng đem lại hung tai (điềm dữ). Theo quan điểm khoa học, hơi đất bình thường dựa vào sự dịch chuyển tự nhiên của bốn mùa mà sinh ra. Nhưng nếu bốn chung quanh đều bị vây kín bằng những toà nhà, thì hơi đất (thổ khí) ở nơi đây sẽ khác với tự nhiên bên ngoài.
Sân giữa chẳng phải là lòng nhà, nhưng lại là lòng nhà (trạch tâm) trong thi giác, người xưa gọi là “Ngũ hoàng thổ tinh chi chính toạ” (Ngôi chính giữa của Ngũ hoàng thổ tinh) nơi đó thổ khí (hơi đất) không ổn định, đem lại sự xáo trộn cho trạch khí. Nếu như đào xúc đất và chặt bỏ cây nơi đây, thì trạch khí cũng chẳng thể tốt trở lại. Bởi vậy sân nằm ở vị trí chính giữa các toà nhà, nhất là nhà chọc trời, nhất thiết phải chú ý tới yếu tố hứng ánh nắng mặt trời, không nên trồng cây to và đặt bể nước, để khí áp và thổ khí trong sân giữa cân bằng với bên ngoài, mới có thể duy trì được vệ sinh và sức khoẻ, vượng khí của nhà ở và sân vườn.
Vị trí của sân vườn là cực kỳ quan trọng, hơn nữa còn chịu ảnh hưởng rất lớn của cây cối và các vật kiến trúc bên đó. Bởi vậy, khi thiết kế sân vườn, cần phải chọn vị trí thật tốt và phải tôn trọng nguyên tắc mà kiến thức phong thuỷ quy định để đảm bảo sự đồng điệu, hài hoà giữa nhà ở và sân vườn.
Liên hệ Công ty Cây xanh Thăng Long để được tư vấn, thiết kế cảnh quan sân vườn đẹp, hài hòa và hợp phong thủy nhất:
Địa chỉ: Số 4 ngõ 2, Đường Trần Cung, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội
Điện thoại: 0915 586 838 – 0435553846
Email: [email protected]